Giá tốt nhất thị trường !! Cam kết sản phẩm chính hãng - Bảo hành tuyệt đối

Cơ chế tự refresh của thiết bị mạng

Hẳn có 1 ngày bạn cảm thấy bực mình vì vào mạng không được, camera không lên hình hoặc 1 thiết bị nào đó nó cứ đơ đơ. Khốn nạn nhất là khi đang làm việc, vào lúc cần thì nó lại dở chứng. Khi search trên mạng hoặc trên các điễn đàn công nghệ, bạn có thể thấy rất nhiều topic về vấn đề này. Nào là modem tự dưng không vào được mạng, Router tự dưng khởi động lại, có wifi nhưng không vào được mạng, camera không online, camera ngoại tuyến, …. Nó có thể là một trong những hệ lụy do cơ chế tự refresh của các thiết bị công nghệ hiện nay.

1. Cơ chế tự refresh và hệ lụy

Cơ chế tự refresh có thể hiểu là tự làm mới, tự làm tươi, Auto Re-load, refresh… Sau một thời gian hoạt động, các thiết bị thường bị nóng lên, các bộ phận trong thiết bị đó không còn hoạt động một cách bình thường nữa. Nếu điều này diễn ra lâu, tuổi thọ của thiết bị sẽ bị ảnh hưởng. Đôi khi, nó có thể gây ra chập, cháy thiết bị và gây mất an toàn. Hậu của cực kỳ to lớn đến xung quanh. Để giải quyết phần nào vấn đề này, nhà sản xuất thường cài đặt cơ chế này vào các thiết bị công nghệ. Sau một thời gian sử dụng, các thiết bị sẽ tự khởi động lại, tự reset cấu hình. Nếu như đối với các thiết bị rẻ tiền hoặc quá cũ, cấu hình cũ mất luôn.

không thể kết nối internet

Và như thường lệ, trình điều khiển của thiết bị sử dụng mạng sau một thời gian hoạt động cũng sinh ra lỗi và nó cần khởi động lại hoặc refresh để thiết bị hoạt động bình thường trở lại.

Với những thiết bị mạng rẻ tiền hoặc quá cũ, Pin CMOS thường đã kém hoặc bộ phận sạc điện cho PIN cũng kém luôn. Vì vậy, khi thiết bị khởi động lại thì cấu hình cũ sẽ mất, thiết bị sẽ quay trở lại cấu hình của nhà máy. Lúc này bạn sẽ có thể không kết nối được với Internet vì cấu hình không phù hợp với hệ thống mạng đang có.

Đối với modem mạng, nhà mạng thường cung cấp địa chỉ IP động, đôi khi modem tự refresh và nhận cấu hình mới. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến các thiết bị đang kết nối bình thường như hệ thống router phía sau, hệ thống máy tính và những thiết bị được gán IP tĩnh. Nhiều khi, chúng ta phải cấu hình lại bằng tay thì mới hoạt động trở lại được. Những nhà quản trị mạng, kỹ thuật viên vận hành sẽ lại mất nhiều thời gian.

 

Có cách nào khắc phục không?

Rất tiếc, điều này không thể khắc phục được. Có chăng, chúng ta tìm cách sống chung với lũ làm sao cho hợp lý nhất và giảm thiểu được thiệt hại do cơ chế này gây ra mà thôi. Đó là nên lựa chọn những thiết bị chính hãng và đã được cộng đồng người sử dụng đánh giá cao. Hoặc mua những sản phẩm chất lượng cao sao cho phù hợp nhất với nhu cầu sử dụng của mình.

Có một điều cần lưu ý nữa, đó là hiện nay các bạn hay gặp phải những thiết bị mạng hoặc camera là hàng nội địa Trung Quốc hoặc sản xuất riêng cho một quốc gia nào đó, sau đó bị tuồn vào thị trường Việt Nam với giá rẻ. Những thiết bị này có thể hoạt động tốt trên các nước sở tại nhưng chưa chắc đã hoạt động tốt tại Việt Nam vì cấu hình mạng và hạ tầng mạng có sự khác biệt giữa các nước. Hàng ngoại chưa chắc đã tốt.

Khi các bạn cấu hình mạng cho các thiết bị, hãy tham khảo thêm những khả năng có thể ảnh hưởng đến kết nối. Chúng tôi hi vọng rằng, bài viết này có tác dụng nhất định cho các bạn. Hanoi Tech Pro

đặt mua

hôm nay
Contact Me on Zalo